Điều trị Hội_chứng_sợ_chó

Các phương pháp phổ biến nhất để điều trị các ám ảnh cụ thể là liệu pháp giải cảm ứng có hệ thống hoặc điều trị phơi nhiễm.

Liệu pháp giải cảm ứng có hệ thống

Liệu pháp giải cảm ứng có hệ thống đã được Joseph Wolpe giới thiệu vào năm 1958 với cách sử dụng các kỹ thuật làm thư giãn những người mắc hội chứng trong các tình huống tưởng tượng.[11] Trong một môi trường được kiểm soát, thường là văn phòng của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn để hình dung một tình huống bị đe dọa (tức là ở cùng phòng với một con chó). Sau khi xác định mức độ lo âu của bệnh nhân, bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn các bệnh nhân bắt đầu bằng các bài tập thở và các kỹ thuật thư giãn để giảm sự lo lắng của họ về đến mức bình thường. Liệu pháp này sẽ tiếp tục cho đến khi tình huống tưởng tượng không còn gây ra phản ứng lo lắng cho bệnh nhân nữa.

Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu trên được thực hiện bởi các tiến sĩ. Hoffmann và Human, theo đó mười hai nữ sinh viên tại khu Arcadia của trường cao đẳng Technikon Pretoria ở Nam Phi được phát hiện có các triệu chứng của hội chứng sợ chó.[12] Mười hai học sinh này được cung cấp liệu pháp giải cảm ứng có hệ thống một giờ mỗi tuần và kéo dài trong năm đến bảy tuần; sau tám tháng, các học sinh được liên lạc lại để đánh giá hiệu quả của liệu pháp.[13] Kết quả cuối cùng cho thấy nghiên cứu khá thành công với 75% số người tham gia cho thấy sự cải thiện đáng kể sau 8 tháng tham gia nghiên cứu.[14]

Liệu pháp tự điều trị 

Mặc dù thường được thực hiện với sự giúp đỡ của một nhà trị liệu trong một môi trường chuyên nghiệp, việc tiếp xúc với chó cũng có thể được thực hiện như một liệu pháp tự điều trị. Đầu tiên, bệnh nhân được khuyên nên tận dụng sự giúp đỡ của một người trợ lý có thể giúp thiết lập môi trường tiếp xúc với chó, hỗ trợ trong việc xử lý những trường hợp bất trắc do con chó gây ra trong các lần trị liệu và đồng thời, thể hiện hành vi mô hình hóa.[15] Đây cũng là một người mà bệnh nhân tin tưởng và không sợ chó. Sau đó, người mắc hội chứng sẽ được đánh giá mức độ sợ hãi dựa trên phản ứng của họ trong các tình huống. Ví dụ, trên thang điểm từ mức 0 đến 100, một bệnh nhân có thể cảm thấy rằng việc nhìn vào những bức ảnh của những con chó có thể gây ra một nỗi sợ hãi chỉ có ở mức 50, tuy nhiên, vuốt ve đầu của một con chó có thể gây ra phản ứng sợ hãi ở mức 100. Tiếp theo, người trợ lý sẽ giúp bệnh nhân tái tạo lại tình huống đáng sợ nhất trong một môi trường an toàn, được kiểm soát, tiếp tục cho đến khi bệnh nhân có cơ hội để cho phép nỗi sợ hãi giảm xuống, do đó củng cố nhận thức rằng nỗi sợ hãi là vô căn cứ. Khi một tình huống đã được làm chủ, tình huống đáng sợ tiếp theo được tái tạo và quá trình được lặp lại cho đến khi tất cả các tình huống trong hệ thống phân cấp đã được bệnh nhân trải qua hết.

Các video mẫu cho thấy con người và con chó tương tác mà không thể hiện sự sợ hãi luôn có sẵn để cho bệnh nhân xem như một phần để điều trị nhận thức.[16]